Những hiểu lầm thường gặp về giấc ngủ

Không phải bàn về tầm quan trọng của giấc ngủ sinh lý đối với sức khỏe con người, ai cũng biết giấc ngủ là giờ phút quan trọng trong hoạt động một ngày, bởi vậy 1/3 thời gian trong một ngày dành cho việc ngủ. Tuy nhiên vẫn có nhiều hiểu lầm về giấc ngủ, hãy cùng IGB Farm giải đáp chúng nhé!

 

Nhiều người ví giấc ngủ như cục tẩy tốt nhất trên thế giới, ngoài tiếp thêm năng lượng cho những hoạt động tiếp theo, giấc ngủ còn có thể chữa lành cơ thể, cải thiện các chức năng của nội tạng. Những quan niệm hay hiểu lầm sai về giấc ngủ có thể khiến giấc ngủ của bạn không đạt chất lượng từ đó khiến cơ thể uể oải, thiếu sức sống hơn khi bắt đầu ngày mới. Những hiểu lầm đó thường là

 

Ngủ càng nhiều càng tốt

 

Chất lượng giấc ngủ có phụ thuộc vào số giờ ngủ?

 

Ngủ nhiều không đồng nghĩa với giấc ngủ của bạn có chất lượng, ngủ đúng đủ sẽ giúp chất lượng giấc ngủ cao hơn. Đúng đủ ở đây bao gồm đúng giờ, đúng tư thế, đủ giờ từ 6-8 tiếng mỗi ngày.

Trong nhiều trường hợp bạn ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày nhưng giờ đi ngủ thường xuyên bị xáo trộn, bạn làm việc lúc đêm khuya và đi ngủ lúc mọi người đã bắt đầu ngày mới. Việc này sẽ không là vấn đề lớn nếu nó chỉ diễn ra vài lần, nếu diễn ra quá thường xuyên sẽ gây rối loạn nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ không ổn định. Bên cạnh đó, họ cũng có nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường cao hơn.

 

Dễ ngủ là một dấu hiệu tốt

Người bình thường sẽ mất khoảng vài phút để cơ thể đi vào giấc ngủ. Nếu bạn có thể ngủ trong bất kì hoàn cảnh nào thì rất có khả năng bạn đang thiếu ngủ

Vì thế nghĩ rằng dễ ngủ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe tốt là sai lầm, nó khiến bạn chủ quan hơn và không để ý đến sức khỏe

 

Xem TV trước khi ngủ giúp ngủ ngon hơn

 

Xem TV có giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn?

 

Nhiều gia đình lựa chọn xem TV như một hình thức để thư giãn trước khi ngủ. Tuy nhiên việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ TV hay điện thoại dễ gây ảnh hưởng khiến chất lượng làm việc của bạn giảm đi đáng kể vào ngày hôm sau. Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ là những ảnh hưởng nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ. Thay vào đó vào khoảng thời gian trước khi ngủ bạn có thể tập các động tác giãn cơ, yoga nhẹ nhàng, hay đọc sách, nghe nhạc để dễ đi vào giấc ngủ hơn

 

Uống rượu làm cơ thể dễ ngủ hơn

Các loại rượu không hề giúp bạn ngủ ngon hơn giống như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thậm chí uống rượu với nồng độ cồn cao trước khi ngủ còn khiến bạn khó chịu và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Ngoài ra, uống rượu trước khi ngủ còn có thể nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc khiến chứng ngưng thở khi ngủ trở nên tồi tệ hơn.

 

Với những chia sẻ trên, có thể thấy giấc ngủ thực sự quan trọng nhiều hơn bạn vẫn nghĩ. Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ gây hệ lụy lớn đối với sức khỏe. Hãy đặt sức khỏe là mối quan tâm số 1 và quan tâm đến nó nhiều hơn.

 

 

Thùy Dịu

>>Xem thêm

Làm thế nào để có một giấc ngủ chất lượng mỗi ngày

Lợi ích của trà hoa cúc đông trùng hạ thảo

Tin tức liên quan