Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Sức đề kháng là một phần quan trọng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng trừ các bệnh tật, khi sức khỏe giảm sút hãy chú ý đến sức đề kháng của bạn. Sức đề kháng như một người “công an” của sức khỏe, giúp bảo vệ và đảm bảo an toàn cho cơ thể. Vậy thì đâu là những nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn

 

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là gì?

 

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. 

 

Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên (hay bẩm sinh) và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích nghi) và miễn dịch thụ động. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là dòng đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền (da, niêm mạc…).

 

Miễn dịch thu được do con người tạo ra để giúp cơ thể sinh ra chất chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch thụ động là việc cung cấp kháng thể thụ động vào cơ thể một người thay vì cơ thể đó phải tự sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể (kháng thể qua nhau thai, sữa mẹ hay chế phẩm máu có chứa kháng thể…).

 

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

 

Nguyên nhân nào gây suy giảm sức đề kháng

 

Khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).

 

  • Sự ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.

 

  • Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể – các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.

 

  • Uống ít nước: nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại đồng thời nâng cao sức đề kháng.

 

  • Thức quá khuya: Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya, sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.

 

  • Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

 

  • Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ em và người lớn ốm khi uống kháng sinh sẽ khỏi rất nhanh, song khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.

 

  • Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch

 

Nếu bạn đang cảm thấy cơ thể yếu đi, sức đề kháng đang giảm dần, hãy tham khảo đông trùng hạ thảo

Chỉ 5-7 sợi hãm nước sôi mỗi ngày sẽ giúp

✅Hỗ trợ điều trị ung thư

✅Điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, viêm gan

✅Tăng cường sức đề kháng, điều hòa huyết áp

✅An thần, cải thiện giấc ngủ sinh lý giúp ngủ ngon hơn

✅Bổ thận, ích tinh, hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục

 

Thùy Dịu

 

>>Xem thêm

Ăn – uống gì để thải độc cơ thể?

Lợi ích của trà hoa cúc đông trùng hạ thảo

 

Tin tức liên quan