Đông trùng hạ thảo bị mốc có dấu hiệu gì? Cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc tại nhà đơn giản nhất

Sử dụng đông trùng hạ thảo bị mốc sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Bởi vậy cần tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc và cách xử lý hiệu quả nhất nhé!
 
Đông trùng hạ thảo là loại thảo dược quý, có giá thành cao nhưng lại rất dễ bị mốc nếu như không bảo quản đúng cách. Đông trùng hạ thảo bị mốc không những mất đi dược tính mà còn gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Trong bài viết này, IGB Farm sẽ chỉ cho bạn biết những dấu hiệu và cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc.
 

Đông trùng hạ thảo bị mốc có dấu hiệu gì?

 

Thường thì hạn sử dụng của đông trùng hạ thảo tươi tối đa là 2 tuần trong khi đông trùng hạ thảo khô có thể được kéo dài đến 1 năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ rút ngắn đi nếu như đông trùng hạ thảo bị mốc do không được bảo quản cẩn thận. Những dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc:
 

  • Xuất hiện những đốm đen, đốm trắng hay mảng màu xanh rêu trên thân của đông trùng hạ thảo.
  • Màu sắc vốn có của đông trùng hạ thảo bị chuyển sang vết sạm đen, và khiến hình dạng đông trùng hạ thảo bị thay đổi.
  • Đông trùng hạ thảo mốc không còn mùi đặc trưng vốn có, thay vào đó mùi ẩm mốc rất khó chịu.

 

/uploads/images/dau-hieu-dong-trung-ha-thao-bi-moc.jpg

Đông trùng hạ thảo khi bị mốc sẽ xuất hiện mảng xanh hoặc đốm trắng
 
Nấm mốc rất có hại. Khi sống ký sinh trên trùng thảo, nó sẽ hút hết các dưỡng chất từ thảo dược.

Thêm vào đó, nấm mốc còn chứa nhiều độc có thể gây suy tim, ung thư, ngộ độc thậm chí là tử vong.

Tuy vậy, nếu đông trùng hạ thảo bị mốc nhẹ thì vẫn có thể sử dụng được nếu như bạn biết cách xử lý kịp thời.
 

Cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc nhẹ đơn giản hiệu quả tại nhà

 

Để tiếp tục sử dụng được đông trùng hạ thảo bị mốc, cần xử lý nhanh chóng theo những bước sau:
 

Xem mức độ nhiễm nấm mốc để loại bỏ phần bị mốc

 

Nếu đông trùng hạ thảo chỉ bị mốc nhẹ ở phạm vi hẹp khoảng 5% thì cần nhanh chóng lấy đông trùng hạ thảo ra khỏi túi hoặc lọ, sau đó cần loại bỏ những phần nấm mốc để không bị lây lan sang những vùng khác.

Nếu đã bị mốc nặng trên 5% thì không thể xử lý được nữa, phải vứt bỏ toàn bộ để không gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe.

 

/uploads/images/dong-trung-ha-thao-bi-moc.jpg
 

Đông trùng hạ thảo bị mốc nhẹ có thể sử dụng nếu được xử lý kịp thời
 

Khử vi khuẩn gây nấm mốc cho đông trùng hạ thảo chưa bị mốc

 

Đem rửa đông trùng hạ thảo với nước muối loãng có nồng độ khoảng 20 đến 30% sau trụng qua nước muối nóng từ 65 đến 70 độ C đối với đông trùng hạ thảo khô và 100 độ C đối với trùng thảo tươi khoảng 1 đến 2 lần.

 

Sơ chế, bảo quản đông trùng hạ thảo vừa khử khuẩn

 

Mang đông trùng hạ thảo vừa khử khuẩn đi phơi dưới bóng râm hoặc hãy sấy khô cho tới khi độ ẩm đạt 13% thì cho vào lọ mới hoặc túi hút chân không, đậy cẩn thận và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
 

/uploads/images/bao-quan-dong-trung-ha-thao.jpg

Sau khi khử khuẩn và sơ chế hãy cho vào túi hút chân không hoặc lọ đậy kín, để nơi thoáng mát
 

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc và cách xử lý đối với đông trùng hạ thảo mốc nhẹ mà FGB Farm muốn gửi đến bạn. Nếu còn băn khoăn hay muốn tìm hiểu thêm những thông tin gì liên quan đến sản phẩm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi tới Hotline: 0787.699.599, mọi thắc mắc sẽ được tư vấn hỗ trợ giải đáp nhiệt tình.
 
>> Xem thêm:
 
Thu Hiền
Tin tức liên quan